Liên minh

Các tuyển thủ từng đạt MVP tại các kì Chung Kết Thế Giới

Mục lục bài viết:

  • Mùa 1: Không có
  • Mùa 2: Toyz
  • Mùa 3: Faker
  • Mùa 4: Mata
  • Mùa 5: Marin
  • Mùa 6: Faker
  • Mùa 7: Ruler
  • Mùa 8: Ning
  • Mùa 9: Titan
  • Mùa 10: Canyon

Nội dung bài viết:

Hiện tại Liên Minh Huyền Thoại đã bước vào mùa giải thứ 11, với hơn 10 năm hình thành và phát triển trò chơi đã để lại cho người chơi rất nhiều cảm xúc.

Và hàng năm các nhà phát hành vẫn tiến hành tổ chức giải đấu Chung Kết Thế Giới để tìm ra đội nào mạnh nhất thể giới và người chơi hay nhất thế giới (MVP).

Sau đây các bạn hãy cùng Gamewiki tìm hiểu về những tuyển thủ từng đạt MVP.

Mùa 1: Không có

  • Lúc này Liên Minh Huyền Thoại vẫn là một tựa game còn ít người biết đến và giải CKTG cũng được tổ chức rất hạn chế nên mùa 1 không có bình chọn danh hiệu MVP.

Mùa 2: Toyz

MVP 1

  • Tên đầy đủ: Wai Kin “Kurtis” Lau
  • Ngày sinh: 09/06/1992
  • Chắc chắn không ai có thể nghi ngờ về việc Toyz là tuyển thủ xuất sắc nhất CKTG mùa 2.
  • KDA đầu bảng, lính trên phút đầu bảng, vàng trên phút + sát thương đầu bảng, việc Toyz chính là MVP của CKTG mùa 2 là điều không thể bàn cãi. Anh thường được khán giả nhắc đến như người chơi Orianna hay nhất thế giới.
  • Màn thể hiện của Toyz luôn luôn vô cùng ổn định, “ổn định đến cái mức khó chịu và nhàm chán” như nhiều BLV đã phải thốt lên. Anh ta gần như không bao giờ thọt đường, nhưng cũng chẳng mấy khi tỏa sáng rực rỡ mà chỉ đơn thuần dùng sự chắc chắn của mình để từ từ vươn lên dẫn trước bằng những chỉ số lính – trong mọi trận đấu.
  • Không chỉ Orianna, ở mùa giải của mình, Toyz là master của master tất cả những vị tướng hợp thời khi đó. Khi anh ta cầm Karthus, Anivia của thánh chim Frogen đã phải khóc hận, và ở kèo đấu ngược lại, kết quả là không thay đổi.
  • Chấn thương cổ tay đã khiến Toyz phải giải nghệ trong một thời gian tương đối dài, cùng với đó là phong độ đi xuống của của TPA khiến mọi người vô cùng tiếc nuối về một thời huy hoàng mà đội game này đã giành. Anh rời TPA và nghỉ một thời gian dài, cho đến nay lí do anh rời TPA giờ vẫn đang là một bí ẩn.
  • Chịu quá nhiều áp lực từ mọi người, Toyz đã trải qua một quãng thời gian rất tồi tệ thậm chí còn phải dùng thuốc ngủ để ngủ ngon giấc. Một thời gian sau anh nhận lời gia nhập Hong Kong Attitude (HKA) và nói rằng sẽ trở lại khi vết thương lành hẳn. Tuy nhiên vào ngày 31/12/2013, anh chính thức thông báo sẽ không trở lại thi đấu do chấn thương không cho phép. Tuy nhiên, mọi người luôn coi anh như một huyền thoại trong làng game League of Legends của thế giới, một tượng đài ở đường giữa, một thời kì hoàng kim của TPA.

 Mùa 3: Faker

MVP 2

  • Tên đầy đủ: Lee Sang-hyeok
  • Ngày sinh: 07/05/1996
  • Nói một cách công bằng thì ở mùa giải này màn thể hiện của Impact hay Piglet là không hề thua kém so với Faker. Đơn giản SKT quá mạnh so với phần còn lại.
  • Tuy nhiên trong ánh mắt của người xem, của fan hâm mộ thì đường giữa SKT vẫn là nơi họ muốn tập trung chú ý hơn cả. Faker có thể chơi mọi vị tướng, và anh ta luôn làm xuất sắc với tất cả, từ Orianna cho tới Ahri hay Riven. Khi trình độ người chơi chưa bão hòa như ở thời điểm hiện tại, anh ta thực sự là một “Quỷ Vương”.
  • Sao đồ bình thường mà nó combo đau thế nhỉ?“, “cái skill kia vậy mà vẫn trúng?“. Cái truyền thuyết Faker có thể “hack damage” và “hack range” cũng từ mùa này mà ra.

Mùa 4: Mata

MVP 3

  • Tên đầy đủ: Cho Se-hyeong
  • Ngày sinh: 27/02/1994
  • Ở một mùa giải mà các đội tuyển đều có xu hướng lựa chọn những đội hình mạnh về cuối trận, chủ động farm hòa đến khi đủ đồ thì mới giao tranh, SSW chọn lối đánh ngược lại. Tận dụng các vị tướng mạnh ở đầu và “cực mạnh” ở khoảng giữa trận để giao tranh liên tục, chèn ép đối thủ và kết thúc sớm trận đấu. Để có thể thực hiện được điều đó, hỗ trợ của họ cần phải có một khả năng kiểm soát mắt cực kì tốt, Mata tỏ ra mình là bậc thầy trong lĩnh vực này.
  • Về kĩ năng cá nhân, anh ta ưa thích sử dụng những vị tướng hổ báo và có khả năng mở giao tranh như Thresh hay Alista. Và không ít lần Mata đã đưa SSW đến với chiến thắng chỉ nhờ những màn trình diễn hoàn hảo của mình.
  • Trước khi Mata xuất hiện, không có một người chơi hỗ trợ nào trên thế giới có thể sánh được với Hong “Madlife” Min-gi.
  • Mùa 2016 Mặc dù có nhiều tin đồn rằng Mata sẽ trở lại Hàn Quốc, nhưng Mata vẫn ở lại trung quốc đầu quân cho đội tuyển RNG làm đồng đội của Uzi ở mùa giải 2016, chuyển sang Royal Never Give Up, họ đã được mời đến IEM Katowice vào tháng 3 năm 2016, nơi họ kết thúc đầu tiên trong nhóm đánh bại cả Origen và Ever Họ đã lọt vào bán kết tuy nhiên, họ đã bị Fnatic đánh bại 1 – 2 trong vòng playoffs, xếp thứ ba cùng với Team Solo Mid .
  • Mùa 2017 – 2018 thì Mata chuyển qua đầu quân cho KT, và Mata và đồng đội đã có những danh hiệu riêng cho mình đó là Vô Địch KeSPA Cup 2017 và Vô Địch  LCK mùa hè 2018, tuy nhiên khi bước vào CKTG năm đó thì Mata cùng đồng đội đã phải dừng chân ở tứ kết khi gặp một IG quá mạnh.
  • Mùa 2019 Mata về đầu quân cho SKT1, tuy nhiên trong màu áo của đội tuyển giàu thành tích nhất thế giới Mata vẫn không thể một lần nữa chạm đến đỉnh vinh quang.
  • Tháng 11/2019 Mata chính thức chia tay SKT và giải nghệ, chấm dứt sự nghiệp game thủ đầy vinh quang của mình.

Mùa 5: Marin

MVP 4

  • Tên đầy đủ: Jang Gyeong-hwan
  • Ngày sinh: 12/02/1991
  • Tuy chỉ thực sự tỏa sáng khi không còn quá trẻ, Marin lại sở hữu: một kỹ năng thượng thừa, bể tướng khổng lồ, tư duy nhạy bén cùng khả năng sử dụng dịch chuyển số 1 thời điểm đó. Anh ta là người có công lớn nhất trong việc đưa SKT lên ngôi vô địch thế giới lần thứ 2.
  • Một người đi đường trên hoàn hảo, đó là những gì chúng ta có thể nói về Marin 2015: best Dịch Chuyển, best giữ lính, best Fiora, Rumble, Maokai, Lissandra, Cá Sấu… bao nhiêu cũng là không đủ.
  • Sau những thành công vượt bậc trong sự nghiệp, MaRin quyết định chia tay SKT T1 để có thể khẳng định bản thân nhiều hơn và LGD Gaming ở Trung Quốc là lựa chọn của anh chàng này. Thế nhưng, MaRin đã không chứng tỏ được nhiều ở LGD và chỉ gắn bó với đội tuyển này 1 năm trước khi trở lại Hàn Quốc trong màu áo Afreeca Freecs. Đến lúc này, MaRin đã không còn ỏ vị thế đường trên số 1 nữa mà đã sa sút đi rất nhiều. AFs của anh chàng này cũng chỉ đạt hạng 5 trong cả mùa xuân lẫn mùa hè 2017và không có vé đến CKTG.
  • Chia tay Afreeca cuối năm 2017, MaRin đã có khoảng thời gian ngắn thi đấu cho Topsports Gaming nhưng không để lại ấn tượng gì. Sau quãng thời gian nghỉ ngơi và Stream thì MaRin đã quyết định từ giã sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp vào đầu năm 2019.

Mùa 6: Faker

MVP 6

  • Trước khi đến với CKTG 2016, Faker đang có một phong độ không thực sự đỉnh cao, và nhiều người nói với nhau rằng: “bây giờ Smeb mới là tuyển thủ số 1 thế giới.”
  • Thế nhưng màn thể hiện của đường giữa SKT tại CKTG đã đánh bay mọi nghi ngờ, càng thi đấu càng hay đó chính là những gì mà Faker đã trình diễn.
  • Trong khi mọi đường giữa khác đều sử dụng chiêu cuối của Ryze để bỏ chạy, anh ta là người duy nhất dùng nó để lao lên tấn công!
  • Vượt qua người đồng đội Bang cũng đã thi đấu cực kì xuất sắc, Faker lần thứ 2 trở thành MVP của giải đấu LMHT lớn nhất hành tinh.
  • Tuy nhiên những mùa giải sau đó, do sự sa sút của đồng đội và sự thay đổi liên tục về lối chơi thì Faker đã không thể chạm thêm một lần nào vào chiếc cúp vô địch thế giới nữa.
  • Faker vẫn là một tượng đài trong nền Liên Minh Huyền Thoại trên toàn thế giới, đến bây giờ anh vẫn là game thủ có ảnh hưởng nhất trên toàn thế giới.

Mùa 7: Ruler

MVP 7

  • Tên đầy đủ: Park Jae-hyuk
  • Ngày sinh: 29/12/1998
  • Là MVP của trận chung kết trong cặp đấu giữa SSG và SKT, Ruler cũng là một trong những người chơi xuất sắc nhất cả giải đấu.
  • Là người trẻ tuổi và có ít kinh nghiêm nhất trong đội hình của Samsung, nhưng Ruler vẫn luôn thể hiện được tầm ảnh hưởng của mình trong những trận đấu lớn. Xạ thủ là vị trí quan trọng nhất trong meta CKTG 2017, và Ruler với những màn trình diễn của mình, nói rằng anh ta cũng có thể trở thành người giỏi nhất.
  • Lần lượt vượt qua PraY, Mystic và Bang để lên ngôi vô địch, xạ thủ của SSG chứng minh: mùa giải này, anh ta mới là số 1!
  • Hai năm 2018 và 2019 vừa rồi là khoảng thời gian vô cùng thất vọng của đội tuyển Gen.G nói chung và Ruler nói riêng khi họ bị loại ngay ở vòng bảng CKTG 2018 dù cho vị thế là Đương Kim Vô Địch của Liên Minh Huyền Thoại thế giới . Sau đó thì năm 2019 là một thảm họa thật sự khi cựu vương thế giới thi đấu bết bát, thậm chí còn chả có nổi vị trí thứ 5 ở vòng bảng để níu kéo cơ hội đi  Năm 2020 thì Ruler và đồng đội đã đi đến tứ kết nhưng bị G2 nghiền nát.

Mùa 8: Ning

MVP 8

  • Tên đầy đủ: Gao Zhen-Ning
  • Ngày sinh: 1998
  • Là MVP của cặp trận giữa IG và Fnatic, Trong trận đấu đó Ning luôn đứng ở vị trí trung tâm trong đội hình ở các pha giao tranh và màn thể hiện của của tuyển thủ này được coi là xuất sắc, điều đó được công nhận bằng việc Ning được trao danh hiệu MVP. Trong 3 ván đấu, đối đầu với người đi rừng bên phía Fnatic là Broxah, Ning lần lượt cho cho mình các vị tướng là Camille và Gragas đồng thời màn thể hiện của tuyển thủ sinh năm 1998 thực sự tạo nên bất ngờ cho người hâm mộ đồng thời đóng góp quan trọng trong chiến thắng của IG trước Fnatic ở trận chung kết lịch sử.
  • Tuy nhiên sau mùa giải đó Ning sa sút phong độ và không còn là chính mình, cộng với đó là Ning liên tục dính các bê bối liên quan đến tình cảm với bạn gái cũ, cuối cùng cho đến cuối năm 2020 Ning chính thức chia tay với IG và tạm dừng thi đấu, cho đến nay có rất nhiều thông tin cho rằng Ning sẽ chia tay IG, tuy nhiên vẫn chưa có thông tin chính thức cho việc trên.

Mùa 9: Titan

MVP 9

  • Tên thật: Gao Tian-Liang
  • Ngày sinh:24/07/2000.
  • Vào tháng 12 năm 2018, Tian chuyển đến FunPlus Phoenix và phục vụ như một người đi rừng cho đội tuyển trong giải LPL. Và dần dần anh trở thành một trong những nhân tố quan trọng trong đội hình của FunPlus Phoenix.
  • Trong Chung kết thế giới 2019 tập hợp toàn những nhân tài đi rừng nhưng Tian vẫn thể hiện sự vượt trội của mình thông qua thông số, sát thương cực cao lẫn lượng vàng ổn định theo từng phút. Trong trận đấu cuối cùng trước G2, với con bài Leesin Titan đã đưa FunPlus Phoenix lên đỉnh vinh quang, và anh cũng nhận MVP của trận đó.
  • 1 năm sau, Tian đã rơi từ đỉnh cao xuống vực thẳm khi sa sút phong độ không chỉ vì sự thay đổi của meta mà còn bởi chấn thương cổ tay.Anh trở thành tâm điểm chỉ trích cho thất bại của FPX ở LPL mùa giải 2020, khi nhà vô địch CKTG 2019 thậm chí còn không thể giành quyền tham dự CKTG năm tiếp theo. Để rồi đến tháng 1/2021 Titan ra thông báo tạm ngừng thi đấu chuyên nghiệp

Mùa 10: Canyon

MVP 10

  • Tên thật: Kim Geon – bu
  • Ngày sinh: 18/6/2001
  • Năm 2019 là tuyển thủ này bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp, và cũng ở mùa giải đó tuy là một tân binh và mới chỉ có năm thi đấu chuyên nghiệp đầu tiên nhưng Canyon không hề cho thấy bất cứ sự thua thiệt nào so với những người chơi cùng vị trí tại LCK. Một người đi rừng có thể thi đấu từ những vị tướng có khả năng tấn công tốt ở giai đoạn đầu trận như: LeeSin, Gragas, JarvanIV cho đến những con bài cần cấp độ và gây ảnh hưởng đến cục diện trận đấu đến giai đoạn sau như: Sejuani hay Karthus. Không những thế, anh cũng là người đi rừng có nhiều pha solokill thành công nhất tại LCK mùa hè với 8 lần – điều này cho thấy kỹ năng của anh chàng trẻ tuổi này là tốt đến thế nào. Khả năng đi gank cơ động cùng việc kiểm soát tốt các mục tiêu lớn, các bãi quái rừng của anh góp phần không nhỏ cho tấm vé tham dự CKTG của DAMWON Gaming.
  • Và tại kì chung kết năm đó Canyon đã cùng đồng đội lần lượt đánh bại những đối thủ khó nhằn nhất, và khi bước vào trận đấu cuối cùng với SN thì đây cũng chính là lúc Canyon thể hiện vai trò của mình. Canyon đã cụ thể hóa tốt lợi thế đi đường của DWG để kiểm soát gần như toàn bộ những mục tiêu trên bản đồ. Thậm chí, tầm ảnh hưởng của Canyon còn được thể hiện rõ trong những tình huống giao tranh tổng.
  • Đặc biệt là ở ván đấu cuối cùng, Canyon đã outplay SofM và SN với con bài Kindred của mình, liên tục gây áp lực lên đội hình của hạt giống số 3 LPL. Kết thúc ván đấu, Canyon có KDA là 8/0/6 và giúp DWG nâng cao chiếc cúp vô địch. Và chính điều này cũng đã giúp người đi rừng của DWG giành danh hiệu MVP trận chung kết CKTG 2020.
  • Và đến năm 2021 Canyon vẫn tiếp tục thi đấu cho DWG KIA ( DWG đổi tên)

Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến các tuyển thủ từng đạt MVP tại các kì Chung Kết Thế Giới mà  Gamewiki cung cấp cho các bạn, chúc các bạn chơi game vui vẻ.

Một số bài viết khác:

  • 5 vị tướng pháp sư ở đường trên
  • Cách chơi và cách lên đồ của các tướng đi rừng theo thiên hướng chống chịu
  • Trang bị thần thoại trong trò chơi
  • Tướng chống chịu ở đường trên
  • Tướng đấu sĩ ở đường trên.
  • Các tướng rừng đấu sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *