Mục lục bài viết:
- Tướng đi đường giữa là gì?
- Các kiểu đường giữa trong trò chơi
Nội dung bài viết:
Trong 5 vị trí quen thuộc của Liên Minh Huyền Thoại thì đường giữa là vị trí được yêu thích bởi đông đảo người chơi trên thế giới. Lý do là vị trí này giúp bạn thoải mái thể hiện phong cách chơi của mình, từ pháp sư, sát thủ cho tới chống chịu. Đây cũng là đường mà rất nhiều người chơi đã trở thành huyền thoại như Faker, Ryu, Bjergsen….
Thế nhưng để trở thành một người chơi đường giữa xuất sắc cũng không hề đơn giản, vì thế bài viết dưới đây của Gamewiki sẽ chỉ cho các bạn cách chơi vị trí đường giữa hiệu quả.
Tướng đi đường giữa là gì?
Đi đường này thường là các Pháp sư hoặc Sát thủ tùy theo sở thích cũng như của người chơi, hoặc tùy theo yêu cầu của trận đấu. Nhưng cũng có những trường hợp người chơi mang những con tướng mang theo thiên hướng chống chịu hay theo thiên hướng chống chịu vào đường giữa.
Đường giữa là đường chính giữa trong ba đường trong trò chơi, đây là con đường ngắn nhất, và tốc độ lính đi ra ở con đường này cũng là nhanh nhất.
Những người chơi đi đường giữa thường chơi theo hai phong cách cơ bản là sát thủ và pháp sư, điểm chung của những vị tương này đều có khả năng dồn dame rất mạnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên những vị tướng này lại có lượng máu cùng với chỉ số phòng ngự khá thấp. Vị trí đường giữa đóng vai trò là người tiêu diệt chủ lực của đối phương một cách nhanh chóng, nhưng cũng có những vị tướng đóng vai trò là người gánh đội.
Hiện tại có 52 vị tướng đường giữa trong game, bao gồm: Ahri, Akali, Anivia, Annie, Aurelion Sol, Azir, Brand, Cassiopeia, Diana, Ekko, Ezreal, Fiddlesticks, Fizz, Galio, Gragas, Heimerdinger, Karma, Karthus, Katarina, Kayle, Kennen, Leblanc, Lucian, Lulu, Lux, Malphite, Malzahar, Morgana, Orianna, Pyke, Quinn, Riven, Ryze, Sona, Swain, Sylas, Syndra, Taliyah, Talon, Teemo, Twisted Fate, Veigar, Vel’Koz, Viktor, Vladimir, Xerath, Yasuo, Yone, Zed, Zigg, Zilean, Zoe, Seraphine.
Các kiểu đường giữa trong game
Liên Minh Huyền Thoại là một trò chơi với rất nhiều cách chơi, cách lên trang bị, và vì thế để phù hợp với nhiều chiến thuật, nhiều đội hình thì cũng có rất nhiều dạng tướng đi đường giữa.
Đường giữa pháp sư cổ điển
Đây là những vị tướng có thể đạt ngưỡng sức mạnh từ giai đoạn giữa trận, những vị tướng này có lượng sát thương tốt, có những hiệu ứng khống chế nhất định, điểm mạnh nhất của những vị tướng này là nếu đủ lượng trang bị có thể dồn chết đối thủ với bộ kĩ năng nhanh mạnh và liên tục của mình. Khiến cho bất kì vị trí nào cũng có thể bốc hơi nhanh chóng.
Một số vị tướng tiêu biểu như: Orianna, Syndra, Brand, Lux, Anie…
Tuy nhiên điểm yếu của những vị tướng này đó là việc sau khi sử dụng xong toàn bộ bộ kĩ năng của mình thì những vị tướng này gần như bị hết sát thương và rất dễ trở thành tấm bị thịt cho kẻ địch xả sát thương.
Điểm yếu thứ hai của vị tướng này đó là những vị tướng này có độ cơ động kém nên dễ trở thành mục tiêu của rừng đối phương ở giai đoạn đi đường.
Cuối cùng trong giao tranh thì những người chơi ở vị trí này cần phải chọn vị trí cũng như sử dụng chiêu thức của mình một cách hợp lý để tối ưu được lượng sát thương mà mình gây ra.
Pháp sư cấu rỉa
Đây là những vị pháp sư có những kĩ năng với tầm sử dụng xa, có thời gian hồi chiêu ngắn và có thể cấu rỉa máu đối phương một cách liên tục, từ đó làm giảm lượng máu của kẻ địch trước thềm giao tranh.
Một số vị tướng như là: Lux, Zigg, Karma, Xerath, Vel’Koz…
Điểm mạnh của những vị tướng này là việc thời gian hồi chiêu của bộ chiêu thức tương đối ngắn, chiêu thức tương đối sử dụng và với tầm sử dụng xa nên việc cấu rỉa khá an toàn. Những vị tướng này có khả năng dọn dẹp quái và lính khá tốt nên dù có bị gank và phế đi từ đầu thì cũng vẫn có ích cho team.
Điểm yếu của những vị tướng này là việc vì sử dụng chiêu liên tục nên cần lượng năng lượng rất lớn, và để phát huy hiệu quả khả năng của mình thì những vị tướng này cần phải được sử dụng kĩ năng một cách chuẩn xác. Lượng sát thương dồn trong một thời gian ngắn không quá lớn nên nếu giao tranh xảy ra bất ngờ khó có thể tối ưu được lượng sát thương mà mình gây lên kẻ địch. Những vị tướng này có khá ít kĩ năng chạy trốn nên cũng rất dễ bị kẻ địch bắt lẻ và tiêu diệt.
Pháp sư mạnh cuối trận
Đây là những vị tướng đầu trận tương đối yếu, nhưng càng về giai đoạn cuối trận khi đã đạt ngưỡng sức mạnh của mình thì có thể trở thành những con quái vật và có thể hoàn toàn gánh team một cách hiệu quả.
Một số vị tướng tiêu biểu như: Kayle, Azir, Veigar, Cassiopiea,….
Điểm mạnh của những vị tướng này đó là việc sau khi đủ lượng trang bị thì những vị tướng này gần như không có đối thủ và có thể tiêu diệt mọi kẻ địch của mình một cách dễ dàng.
Điểm yếu của những vị tướng này đó là việc dù rất mạnh ở giai đoạn cuối trận nhưng rất cần thời gian và trang bị để đạt được ngưỡng sức mạnh của mình, vì thế nếu bị rừng team bạn chăm sóc quá kĩ thì khó có thể đạt ngưỡng sức mạnh của mình. Ở giai đoạn đầu và giữa trận nhiệm vụ chủ yếu của những vị tướng này chỉ là farm và farm vì thế có rất ít tác động lên ván đấu. Và cũng như những vị tướng pháp sư khác thì những vị tướng này cũng có khá ít kĩ năng chạy trốn nên rất dễ bị bắt lẻ và tiêu diệt.
Pháp sư thiên hướng sát thủ
Đây là những vị tướng vẫn lên đồ theo thiên hướng sức mạnh phép thuật, nhưng bộ kĩ năng của những vị tướng này lại tương đối giống với các sát thủ. Có thể áp sát và tiêu diệt một kẻ địch nhanh chóng.
Những vị tướng tiêu biểu như: Katarina, Leblanc, Fizz, Akali,…
Điểm mạnh của những vị tướng này đó là có thể dồn chết một tướng địch một cách nhanh chóng và rút ra một cách an toàn. Những vị tướng này thường có kĩ năng bỏ trốn và thoát thân nên rất dễ dàng bỏ chạy hoặc truy đuổi kẻ địch khi cần thiết nên trong giai đoạn đi đường rất khó bị tiêu diệt.
Điểm yếu của những vị tướng này đó là việc nguồn sát thương chủ yếu của những vị tướng này phụ thuộc vào việc sử dụng bộ kĩ năng của mình. Người chơi muốn phát huy tối đa sức mạnh của những vị tướng này thì phải có kĩ năng cực kì tốt, đồng thời phải chọn vị trí ra vào giao tranh một cách hợp lý tránh trường hợp chưa kịp gây sát thương.
Điểm yếu thứ hai đó là việc trong giai đoạn đi đường, nguồn sát thương gây ra chủ yếu là sát thương đến từ bộ kĩ năng và những bộ kĩ năng của những vị tướng này chủ yếu là sát thương đơn lẻ nên việc farm đường khá là chậm và rất dễ bị các tướng có tầm đánh hay bộ kĩ năng dài hơn đè đường.
Pháp sư mang thiên hướng hỗ trợ
Đây là những pháp sư sẽ lên đồ theo thiên hướng chống chịu hoặc lên đồ theo hướng hỗ trợ, nhiệm vụ của những vị tướng này đó là hỗ trợ cho những vị trí chủ lực và giúp những vị trí chủ lực làm tốt vai trò của mình. Hoặc là vị trí gánh chịu sát thương chính cho team.
Một số vị tướng tiêu biểu như: Lulu, Sona, Galio….
Với bộ kĩ năng đa dụng thì những vị tướng này có thể lên theo hướng gây sát thương cũng được hoặc lên theo hướng hỗ trợ cũng được, và vì vai trò là hỗ trợ nên không sợ việc bị phế hay bị team địch chăm sóc quá kĩ ngay từ đầu.
Điểm yếu của những vị tướng này đó là việc, những vị tướng này hầu như không có sát thương lên kẻ địch, nguồn sát thương chủ yếu đến từ các vị trí chủ lực, vì thế nếu các vị trí chủ lực bị phế hoặc không có sát thương thì gần như bạn sẽ thua trận đấu đó.
Tướng sát thủ sát thương vật lý
Đây là những vị tướng có khả năng áp sát và ám sát mục tiêu một cách dễ dàng nhanh chóng, tương tự như những sát thủ thiên hướng pháp sư nhưng những vị tướng này lại lên đồ theo hướng sát lực sát thương vật lý.
Một số vị tướng tiêu biểu như: Zed, Talon..
Đây là những vị tướng có khả năng áp sát mục tiêu cực kì tốt với khả năng dồn sát thương nhanh, hạ gục mục tiêu tốt, bộ kĩ năng của những vị tướng này cực kì cơ động trong việc truy đuổi hoặc bỏ chạy. Đây còn là những vị tướng có khả năng đẩy đường cực tốt, nên về cuối trận rất thuận tiện để đẩy lẻ hay bắt lẻ các vị trí đi lẻ trên bản đồ.
Điểm yếu của các vị tướng này đó là việc tầm đánh của những vị tướng này tương đối ngắn, không có quá nhiều chiêu thức để dọn dẹp lính và ít sát thương lan nên nếu giao tranh năm người thì trở nên khá yếu, hoặc dễ bị tiêu diệt khi lao vào bắt một mục tiêu nào đó.
Tướng thuần sát thương vật lý
Đây là những vị tướng lên trang bị sát thương vật lý và mạnh dần theo thời gian, những vị tướng này rất hay được sử dụng đi đường giữa.
Một số vị tướng tiêu biểu như: Yone, Yasuo, Lucian, Ezreal..
Có hai dạng tướng cơ bản đó là tướng tay ngắn đi đường giữa ( Các đấu sĩ) và tướng tay dài đi đường giữa (Các xạ thủ). Đối với những tướng tay ngắn thì điểm mạnh của họ đó là việc có kĩ năng áp sát, truy đuổi mục tiêu tốt, có những kĩ năng hồi phục hoặc tạo giáp nhất định. Còn đối với những tướng tay dài đi đường giữa, thì với sải tay dài tầm đánh xa dễ dàng thả diều đối thủ, có độ cơ động nhất định để có thể bỏ chạy hoặc truy đuổi kẻ địch. Điểm chung đó là những vị tướng này khá mạnh ở giai đoạn cuối trận và dễ dàng đạt được ngưỡng sức mạnh của mình.
Điểm yếu của những vị tướng này là không có sát thương dồn nhanh trong một thời điểm, sát thương khá phụ thuộc vào bộ kĩ năng của mình, và những vị tướng này cần có thời gian để có thể đạt ngưỡng sức mạnh của mình. Ngoài ra những vị tướng này cần được chăm sóc kĩ bởi rừng của team mình để có thể đạt sức mạnh sớm và ngược lại nếu như những vị tướng này bị chăm sóc quá kĩ thì sẽ trở thành gánh nặng cho toàn đội vào giai đoạn cuối trận.
Trên đây là phần một của nội dung những tướng đi đường giữa trong Liên Minh Huyền Thoại, các bạn hãy đọc nội dung phần hai để có thể biết được điểm mạnh yếu của vị trí này cũng như cách chơi vị trí này một cách có hiệu quả. Gamewiki chúc các bạn chơi game vui vẻ.